Rụng tóc nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Thực chất của hiện tượng rụng tóc bất thường không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm cần được chăm sóc. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết về từng loại bệnh, nguyên nhân khiến tóc rụng và áp dụng cách giảm rụng tóc và mọc tóc hiệu quả nhất!
Rụng tóc nhiều là bệnh gì?
Nếu mỗi ngày mái tóc của bạn rụng từ 30 đến 100 sợi thì đó là rụng tóc sinh lý và không có gì đáng ngại. Nhưng khi bạn nhận thấy số lượng tóc rụng nhiều hơn và không thấy tóc con mọc lên thay thế thì đó là dấu hiệu của rụng tóc bệnh lý bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phương thức chữa trị kịp thời
Bệnh lý nào khiến tóc bị rụng nhiều?
Mỗi người bị rụng tóc bởi nhiều căn bệnh khác nhau:
1. Bệnh thiếu máu
Máu là phương tiện vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi tóc chắc khỏe. Vậy nên, thiếu máu khiến mái tóc không còn được nhận đủ các dưỡng chất khiến tóc trở nên khô xơ, gãy rụng
2. Bệnh lý tuyến giáp
Các bệnh lý tuyến giáp xảy ra trong quá trình sản xuất hormone Thyroxine và Tri-iodo-thyronine bị rối loạn gây suy giáp hoặc cường khiến mái tóc có xu hướng ngày càng mỏng đi
3. Bệnh lý da đầu nấm
Viêm nhiễm, nấm, vảy nến là những bệnh lý da đầu gây cảm giác ngứa, dai dẳng. Để giảm bớt tình trạng này, nhiều người đều dùng tay trực tiếp gãi vào chỗ ngứa khiến tình trạng viêm nặng hơn gây tổn thương chân tóc khiến sợi tóc nhanh rụng và lâu mọc lại
4. Buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây vô sinh đối ở phụ nữ. Cùng với các triệu chứng như tăng cân nhẹ, lông mọc rậm hơn, kinh nguyệt không đều… thì khi bị buồng trứng đa nang, bạn cũng có thể nhận thấy dấu hiệu rụng tóc nhiều hơn bình thường
5. Rụng tóc từng mảng
Nam, nữ ở mọi độ tuổi nhất là từ 15 – 30 tuổi đều có thể mắc rụng tóc từng mảng. Những người mắc căn bệnh này khiến tóc rụng ngày 1 nhiều hơn
Cách chăm sóc tóc đúng cách ngay tại nhà
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Các chất dinh dưỡng giúp mái tóc chắc khỏe và giảm gãy rụng rõ rết. Các dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với mái tóc đó là protein, biotin, vitamin D, A,B,C và các khoáng chất sắt, kẽm, selen
Chăm sóc và nuôi dưỡng tóc khoa học
Bạn cần hạn chế uốn, duỗi, nhuộm, sấy, lựa chọn dầu gội chăm sóc tóc phù hợp với da đầu, thường xuyên massage và tẩy tế bào chết..
Thư giãn, hạn chế căng thẳng
Nếu bị bị rụng tóc do stress quá mức thì yoga thiền sẽ giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm chậm quá trình rụng tóc
Ngoài ra, bạn có thể đắp mặt nạ dưỡng tóc, xịt chống nắng cho tóc trước khi ra ngoài, không buộc tóc quá chặt cũng làm giảm rụng tóc đáng kể.
>> Có thể bạn quan tâm: 5 cách chăm sóc tóc rụng tại nhà
Viên uống trị rụng tóc Goodhair
Viên uống trị rụng tóc và kích thích mọc tóc Goodhair chứa các thành phần dưỡng chất có nguồn gốc từ thiên nhiên như: chiết xuất cọ lùn ( Saw Palmetto), Chiết xuất lá trà xanh, hạt bí đỏ, L-Cystin, LArginine, Chiết xuất lá cây tầm ma, Chiết xuất vỏ cây Anh đào châu Phi, Glycin, Kẽm, Biotin, … đã được chứng minh có tính an toàn cao và đạt hiệu quả hỗ trợ giảm rụng – tăng mọc tóc cho cả nam và nữ. Kiên trì bổ sung những dưỡng chất này và kết hợp các biện pháp chăm sóc bên ngoài, tóc sẽ mọc lại nhanh hơn, chắc khỏe hơn.
Đừng ngại ngần thử ngay các bí kíp chăm sóc tóc mỏng và yếu được TOP PHAR chia sẻ. Hiệu quả sẽ xuất hiện chỉ sau vài lần áp dụng, và sau khoảng 30 ngày bạn chắc chắn sẽ có được một mái tóc chắc khỏe, cuốn hút. Chúc các bạn thành công!